Tiêu điểm: Ứng phó với biến đổi khí hậu – giám sát đến đâu thấy hạn chế đến đó

Việt Nam đang đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu và là 1 trong 10 quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất. Tại Hội nghị COP 26, Việt Nam cam kết cùng lúc sẽ triển khai 2 nhiệm vụ quan trọng là giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, khi Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội tiến hành giám sát thực tế đã cho thấy còn nhiều vấn đề.

NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 

Nhờ áp dụng phương thức trồng rừng mới như tỉa thưa chọn lọc và trồng xen cây gỗ bản địa, người dân huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã nâng cao giá trị rừng trồng cũng như góp phần thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và giảm phát thải CO2…

Ông LÊ MẠNH CƯỜNG – Xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái: “Thực tế lên trên rừng hay xuống dọc cảm thấy khí hậu rất mát mẻ trong lành nếu mà kiểu lúc trồng theo kiểu kia thì mỗi một chu kỳ như thế phát đốt tràn lan sẽ thấy nóng bức và hạn hán. Tôi làm thì tôi mới thấy được chứ một số hộ người ta đã bỏ rồi thì người ta không thể đánh giá được.”

Ông NGUYỄN THÁI BÌNH – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái: “Trong công tác tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng chúng tôi xây dựng rất cụ thể cho từng đồng bào dân tộc, từng khu vực, từng địa phương. Từ đó công tác quản lý bảo vệ rừng được nâng lên và diện tích rừng của tỉnh Yên Bái được bảo vệ, nhằm hạn chế những vấn đề thiên tai xảy ra.”

Những dự án năng lượng tái tạo đang hồi sinh những vùng đất trống, đồi núi trọc. Để đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội bền vững, vai trò đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân trong biến đổi khí hậu ngày càng được các địa phương nhìn nhận. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng doanh nghiệp, công tác truyền thông từng bước được các tỉnh, thành phố tăng cường, hiệu quả rõ nét là những cam kết và đóng góp vào các mục tiêu ứng phó Biến đổi khí hậu của địa phương.

Ông PHẠM MINH TUẤN – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BCG Energy: “Cùng với đánh giá tác động môi trường, chúng tôi cũng luôn tìm kiếm những dự án tại những địa điểm tác động môi trường thấp nhất, đồng thời tối ưu hóa quỹ đất được giao. Chính vì vậy, các dự án chúng tôi tạo ra có tác động tốt và giảm thiểu phát thải nhà kính.

Biến đổi khí hậu, đơn giản chỉ 4 chữ, nhưng phạm trù rất rộng. Qua giám sát tại các địa phương cho thấy, nhận thức về BĐKH từ người đứng đầu không đồng đều. Nhiều cán bộ công chức không hiểu rõ về Biến đổi khí hậu, dẫn đến chưa thể dẫn dắt truyền thông, kiểm soát người dân cũng như chưa thể có những chế tài xử phạt nếu có những vi phạm về Biến đổi khí hậu.

Ông NGUYỄN QUANG HUÂN – Ủy viên Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: “Có những tỉnh viết báo cáo nghèo nàn. Viết về biến đổi khí hậu mà chỉ tập trung vào cái tôi sử dụng được bao nhiêu tiền từ quỹ dùng cho ứng phó với biến đổi khí hậu… có nghĩa là anh chả hiểu cái gì. Sở, ban, ngành nghiệp vụ mà còn hiểu như thế là điều đáng báo động.”

Tiến sỹ NGUYỄN ĐĂNG MẬU – Giám đốc TT Nghiên cứu Khí tượng NN, Viện Khoa học KTTV và BĐKH: “Chúng ta muốn ứng phó với BĐKH tốt thì trước tiên cán bộ và cộng đồng người dân cần có những am hiểu nhất định. Do vậy hy vọng thời gian tới, chúng ta sẽ có nhưng hoạt động truyền thông sâu rộng hơn, thành các chương trình cụ thể hơn và học tập kinh nghiệm thế giới.”

Việc tuyên truyền còn hạn chế nên các địa phương vẫn còn bị động trong công tác ứng phó. Vẫn còn có người dân và cộng đồng doanh nghiệp chưa nhận thức đúng, đủ về BĐKH. Trong khi đó, Biến đổi khí hậu không thể đánh giá trước mắt, mà phải sau 5 – 10 năm mới nhìn ra được, do đó truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH cần có kế hoạch, lộ trình dài hạn, phù hợp với từng đối tượng, vùng miền.

HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Theo ước tính, bão, lũ, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, những thiên tai này trong hơn 30 năm qua đã làm gần 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP/năm. Dù năm 2021, thiên tai giảm kỷ lục nhưng cũng khiến hơn 100 người chết, mất tích; ước tính giá trị thiệt hại trên 5.200 tỉ đồng.

Thiệt hại cả về tính mạng và kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra là rất lớn, tuy nhiên qua đợt giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa qua cho thấy, không chỉ nhận thức còn hạn chế mà nguốn lực về tài chính cho công tác này đang rất eo hẹp, trong khi các chính sách thu hút xã hội họa lại chưa hoàn thiện và kém hấp dẫn.

Bão lũ sạt lở đất,hạn hạn xâm nhập măn, thiên tai ngày càng khốc liệt. Dù năm 2021, thiên tai đã giảm kỷ lục, nhưng cũng khiến hơn 100 người chết, mất tích, ước tính thiệt hại trên 5200 tỷ đồng. Theo các địa phương, nguồn lực hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác ứng phó còn bị động.

Ông NGUYỄN TUẤN THANH – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định: “Mình đầu tư nguồn lực chưa nhiều, mà cũng không thể dành hêt nguồn lực cho BĐKH được.”

Ông HÀ MẠNH CƯỜNG – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái: “Chúng tôi cũng biết xây dựng cơ sở dữ liệu rất quan trọng để làm tốt công tác BĐKH tuy nhiên tỉnh chưa có nguồn để bố trí …khoảng 1,8- 2 tỷ.”

Theo các chuyên gia, đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách trong đó có nguồn lực của doanh nghiệp tư nhân là 1 trong những giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, cần phải có các cơ chế hấp dẫn.

Ông NGUYỄN QUANG HUÂN – Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương: “Cơ chế gì để tư nhân bỏ tiền ra đầu tư rồi thu về, hiện nay ta chưa có nên rất khó thu hút. Đầu tư là phải có nguồn lực, nguồn lực ở đâu , chính là chính sách thu hút từ tư nhân. Đồng thời nhà nước cũng phải cân đối nguồn lực, thậm chí huy động vốn ODA hoặc vốn nước ngoài.”

Ông LÊ QUANG HUY – Chủ nhiệm Ủy ban khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: “Bình Định là điểm sáng trong thu hút nguồn lực quốc tế, tuy nhiên nên huy động và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích.”

Các chuyên gia cũng dự báo, tương lai, mỗi năm Việt Nam cũng cần phải chi từ 2- 3% GDP cho kịch bản ứng phó với BĐKH. Nhưng nguồn lực nhà nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Do đó, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động, “từ sớm, từ xa” trong việc tăng cường nguồn lực tài chính, tuy nhiên việc sử dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả.

ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT VÙNG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 

Qua khảo sát cho thấy, biến đổi khí hậu có tính chất liên vùng, vì vậy đòi hỏi sự cam kết và hành động ở cấp vùng và liên vùng. Nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó phải kể đến việc lồng ghép, tích hợp trong các chiến lược và kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành, địa phương. Mỗi dự án xây dựng các công trình hạ tầng nhằm ứng phó với BĐKH đều phải giải quyết các vấn đề của vùng và liên vùng.

Ông NGUYỄN TUẤN QUANG – Phó Cục trưởng Cục BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Biến đổi khí hậu là vấn đề liên ngành liên vùng. Chúng ta giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tổng thể chứ không phải lắt nhắt, chia các phương án.

Bà LÝ TIẾT HẠNH – Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: “Cơ chế liên ngành cần có nhạc công, nhạc trưởng và sự điều tiết từ Chính phủ, trung ương. Tôi đề xuất yếu tố liên ngành, liên vùng trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, bảo vệ nguồn nước.”

Ông NGUYỄN TUẤN THANH – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định: “Không có sự đồng bộ tương thích trong toàn quốc thì rất khó nhất là tại các tỉnh miền Trung liên tục bão lũ. Do đó rất cần có 1 chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Theo các chuyên gia, việc nhận diện rõ tác động, sự ràng buộc sẽ mang đến các giải pháp phòng chống thích ứng hiệu quả và quá trình liên kết vùng ứng phó với biến đổi khí hậu trở nên thuận lợi.

Tiến sỹ NGUYỄN ĐĂNG MẬU – Giám đốc TT Nghiên cứu Khí tượng NN, Viện Khoa học KTTV và BĐKH: “Liên vùng, liên ngành ở đây thÌ sẽ chia sẻ được trách nhiệm, lợi ích cũng như tiết kiệm về nguồn lực tài chính.”

Điều dễ dàng nhận thấy, lợi ích  của liên kết vùng chính là giúp tiết kiệm nguồn lực, tạo sự điều phối tổng thể cho các địa phương chứ không phải “mạnh ai, nấy làm”.

Rõ ràng, ứng phó với BĐKH cần phải áp dụng mô hình liên kết, Liên kết Bộ, ngành trong đầu tư, phân bổ nguồn lực, liên kết vùng trên phương diện tôn trọng quy luật tự nhiên và cân bằng lợi ích của các địa phương. Việt Nam có tới 6 vùng KT-XH và 4 vùng kinh tế trọng điểm đã đặt ra nhiều vấn đề, nhất là khi chúng ta đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và thực hiện xanh hoá nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững. Do đó, ứng phó với BĐKH không chỉ đòi hỏi  sự hợp tác, liên kết với nhau giữa các địa phương mà cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa của Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành.

Ông NGUYỄN TUẤN QUANG – Phó Cục trưởng Cục BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Biến đổi khí hậu là vấn đề liên ngành liên vùng. Chúng ta giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, tổng thể chứ không phải lắt nhắt, chia các phương án.

Bà LÝ TIẾT HẠNH – Phó Trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: “Cơ chế liên ngành cần có nhạc công, nhạc trưởng và sự điều tiết từ Chính phủ, trung ương. Tôi đề xuất yếu tố liên ngành, liên vùng trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, bảo vệ nguồn nước.”

Ông NGUYỄN TUẤN THANH – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định: “Không có sự đồng bộ tương thích trong toàn quốc thì rất khó nhất là tại các tỉnh miền Trung liên tục bão lũ. Do đó rất cần có 1 chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.”

Theo các chuyên gia, việc nhận diện rõ tác động, sự ràng buộc sẽ mang đến các giải pháp phòng chống thích ứng hiệu quả và quá trình liên kết vùng ứng phó với biến đổi khí hậu trở nên thuận lợi.

Tiến sỹ NGUYỄN ĐĂNG MẬU – Giám đốc TT Nghiên cứu Khí tượng NN, Viện Khoa học KTTV và BĐKH: “Liên vùng, liên ngành ở đây thÌ sẽ chia sẻ được trách nhiệm, lợi ích cũng như tiết kiệm về nguồn lực tài chính.”

Điều dễ dàng nhận thấy, lợi ích  của liên kết vùng chính là giúp tiết kiệm nguồn lực, tạo sự điều phối tổng thể cho các địa phương chứ không phải “mạnh ai, nấy làm”.

Ứng phó với BĐKH cần phải áp dụng mô hình liên kết, Liên kết Bộ, ngành trong đầu tư, phân bổ nguồn lực, liên kết vùng trên phương diện tôn trọng quy luật tự nhiên và cân bằng lợi ích của các địa phương. Việt Nam có tới 6 vùng kinh tế – xã hội và 4 vùng kinh tế trọng điểm đã đặt ra nhiều vấn đề, nhất là khi chúng ta đang đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và thực hiện xanh hoá nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững. Do đó, ứng phó với BĐKH không chỉ đòi hỏi  sự hợp tác, liên kết với nhau giữa các địa phương mà cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn nữa của Quốc hội, Chính phủ, Bộ ngành.

Thực hiện : Bích Hạnh Tùng Dương

Nguồn: Truyền hình Quốc hội Việt Nam