Đại dịch COVID-19 đang lan rộng trên toàn thế giới, nhiều quốc gia châu Á hiện đang trải qua đợt bùng phát thứ hai, và các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục phải thực hiện việc “đóng cửa”. Trong bối cảnh kinh tế- xã hội ảm đạm này, Hiệp hội Điện gió toàn cầu (GWEC) khu vực Châu Á vẫn tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực về chính sách và đã đạt những bước tiến lớn tại một trong những thị trường ưu tiên – đó là Việt Nam.
Thị trường năng lượng điện gió Việt Nam đang phát huy tiềm năng mạnh mẽ, dựa trên cơ chế chính sách rõ ràng, hướng tới đạt công suất điện gió 800 MW trong hệ thống năng lượng quốc gia vào năm 2020, 2.000 MW tới năm 2025 và 6.000 MW tới năm 2030. Tuy nhiên, cơ chế giá FIT của điện gió sẽ kết thúc vào tháng 11.2021.
Do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và sự không chắc chắn từ phía các nhà đầu tư do COVID-19, khả năng các chủ đầu tư có thể hoàn tất xây dựng các dự án điện gió trước thời hạn cuối đã đến rất gần này càng bị thu hẹp. Sự không chắc chắn về cơ chế, chính sách sau thời điểm tháng 11.2021 đang làm giảm các cơ hội kinh doanh mới và đặt các chủ dự án cũng như nhà đầu tư dự án vào thếkhó có thể triển khai dự án. Một điều có thể thấy rõ lúc này là Chính phủ càng đưa ra cơ chế chính sách rõ ràng thì triển vọng đầu tư càng cao.
Việt Nam – Thị trường nổi bật về năng lượng điện gió
Với đường bờ biển dài hơn 3.000 km và tốc độ gió trung bình 8m/s – 9m/s ở khu vực phía nam, Việt Nam sở hữu tiềm năng rất lớn về phát triển và tạo ra năng lượng gió. Trong hai báo cáo của tổ chức Ngân hàng Thế giới – “Wind Resource Atlas” (Bản đồ Năng lượng Gió) và “Going Global: Expanding Offshore Wind to Emerging Markets” (Phát triển Điện gió ngoài khơi tại các thị trường mới nổi), Việt Nam đạt tới con số đáng kể 24 GW điện gió trên bờ và 475 GW điện gió ngoài khơi. Tính đến cuối năm 2019, Việt Nam đạt tổng công suất điện gió tích lũy là 487,4MW, bao gồm 99 MW từ các dự án ngoài khơi, lần đầu tiên tại khu vực ASEAN. Với dòng vốn mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực điện gió tại Việt Nam, thị trường được dự đoán sẽ đạt công suất lắp đặt khoảng 4 GW vào năm 2025.
Thời hạn giá FIT 2021 làm bùng nổ năng lượng điện gió trong thời gian ngắn
Thị trường điện gió đang phát triển hiện nay đã được đẩy nhanh nhờ giá FIT 8,5 cent/KWh đối với điện gió trên bờ – tăng 9% vào tháng 9.2018, và mức giá điện gió ngoài khơi 9,5 cent/KWh, trong khi đó, các thị trường lân cận đã hạ thấp hoặc bỏ biểu giá FIT đối với điện gió. Quyết định tăng giá FiT điện gió vào năm 2018 (hết hạn vào năm 2021) của Chính phủ là một trong những nỗ lực tăng nhanh công suất điện. Thị trường hiện đang được đẩy nhanh nhờ mức giá FiT sẽ hết hạn vào ngày 1.11.2021, và đang chứng kiến hị trường đang chứng kiến rất nhiều chủ dự án và nhà đầu tư điện gió gấp rút hoàn thành dự án trước thời hạn này để tận dụng mức giá FiT cao. Bên cạnh đó, cũng có các cơ chế hỗ trợ khác dưới dạng miễn thuế, chẳng hạn như miễn thuế đất, doanh nghiệp, nhập khẩu, cũng như miễn lệ phí Bảo vệ Môi trường.
Thách thức và Đề xuất
Mặc dù viễn cảnh thị trường rất tươi sáng nhưng ngành công nghiệp gió vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh từ than trợ giá. Trở ngại lớn nhất của điện gió là chi phí vốn cao và thiếu nguồn vốn, và các yếu tố rủi ro vẫn tồn tại về Hợp đồng Mua bán Điện (PPA) tiếp tục ngăn cản các nhà phát triển và cho vay quốc tế. Trong khi chi phí điện gió ở Việt Nam khá cạnh tranh so với nhiệt điện, sự tăng trưởng của điện gió sau năm 2021 có thể bị chậm lại do các thách thức từ nhiều hạn chế và giá FIT sắp hết hạn, trừ khi Việt Nam chủ động trong việc tiếp tục tạo động lực và có chiến lược đối với các hoạt động đầu điện gió trong giai đoạn chuyển đổi.
Theo bài viết của Liming Qiao, Giám đốc Khu vực châu Á, GWEC và Shuxin Lim, Trưởng Bộ phận Chính sách và Truyền thông, GWEC khu vực châu Á
Vui lòng xem thêm Global Wind Report 2019 (Báo cáo Điện gió toàn cầu 2019 ).