Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có tới 71% rác thải đang được mang chôn lấp, trong số đấy có 20% rác thải chôn lấp không vệ sinh, 13% lượng rác được mang đi thiêu hủy bằng các lò đốt không vệ sinh, 16% lượng rác làm phân nhưng không đạt chuẩn… Điều này gây ô nhiễm không chỉ cho đất, nguồn nước mà cả không khí.

71% rác thải đang được mang đi chôn lấp

Chia sẻ tại Hội thảo “Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn“, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam cho rằng: Chất thải rắn có nhiều loại, như chất thải y tế, chất thải độc hại, rác thải đại dương, rác thải khai khoáng, rác thải xây dựng… Trong rác thải sinh hoạt lại có rác thải đô thị và rác thải nông thôn.

Quản lý chất thải rắn: Còn nhiều bất cập -2
Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam Nguyễn Quang Huân phát biểu tại Hội thảo “Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn”. Ảnh: Duy Thông

Trong Luật Bảo vệ môi trường, riêng phần Chương VI đã có từ Điều 72 đến Điều 85 đã nói về chất thải rắn. Riêng về chất thải rắn sinh hoạt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết 499 tập trung vào xử lý rác thải. Bên cạnh đó, cùng với Luật Bảo vệ môi trường, Chính phủ có Nghị định 08, Bộ Tài Nguyên và Môi trường có Thông tư 02 hướng dẫn chi tiết về quản lý rác thải nói chung, trong đó có chất thải rắn. Có thể thấy hành lang pháp lý khá đầy đủ. Tuy nhiên vấn đề quản lý rác thải còn đang rất nhiều bất cập, không chỉ ở đô thị lớn mà cả nông thôn.

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường và qua phiên giải trình về chất thải rắn của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2022, có tới 71% rác thải đang được mang chôn lấp, trong số đấy có 20% rác thải chôn lấp không vệ sinh, 13% lượng rác được mang đi thiêu hủy bằng các lò đốt không vệ sinh, 16% lượng rác làm phân nhưng không đạt chuẩn… Điều này gây ô nhiễm không chỉ cho đất, nguồn nước mà cả không khí.

Quản lý chất thải rắn: Còn nhiều bất cập -0
Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam Nguyễn Quang Huân phát biểu tại Hội thảo “Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn”. Ảnh: Duy Thông

“Đã đến lúc cần nghiên cứu tháo gỡ một cách quyết liệt. Bởi vì hiện nay một số địa phương có nhà máy đốt rác phát điện có vẻ hiện đại nhưng gần 2 năm nay không nghiệm thu được. Đây là thực trạng đáng báo động.”- đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.

3 vấn đề vướng mắc

Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, qua thời gian nghiên cứu, tiếp cận nhiều nhà đầu tư từ các nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hà Lan, Trung Quốc, Việt Nam…, rác đang có 3 vấn đề vướng mắc: công nghệ; quản lý; chính sách.

Về công nghệ, mỗi loại rác có công nghệ xử lý khác nhau. Ví dụ rác thải nhựa đại dương nếu được đưa cho các nhà nghiên cứu xử lý rác thải nhựa thì lại là nguồn tài nguyên. Rác xây dựng cũng có thể trở thành nguồn san lấp rất quý. Do đó, với từng loại rác cần có công nghệ xử lý phù hợp. “Chúng ta đang tập trung nhiều quá về phân loại rác, trong khi công nghệ thế giới về xử lý rác đã thay đổi, có nhiều tân tiến hơn. Trước kia, lò đốt rác lên tới 1.200 – 1.400 độ C là khó, bây giờ khác rồi. Đặc thù rác của Việt Nam là nhiệt trị rất thấp. Nếu chúng ta cứ lấy công nghệ của các nước tiên tiến để áp dụng vào Việt Nam là thất bại. Còn nếu chúng ta muốn đi tắt đón đầu thì không thể đi cạnh tranh với các nước phát triển được.”- đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.

Hiện ở Việt Nam có khoảng 5 – 6 loại công nghệ tốt xử lý rác, không chỉ tập trung đốt rác phát điện. Rác không phân loại phải dùng khu xử lý hỗn hợp các loại công nghệ.

Quản lý chất thải rắn: Còn nhiều bất cập -1
Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam Nguyễn Quang Huân phát biểu tại Hội thảo “Kiểm soát chất thải rắn: Chính sách, pháp luật và thực tiễn”. Ảnh: Duy Thông

Về quản lý, theo Nghị quyết số 09/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về vấn đề rác thải và xử lý rác thải trên địa bàn. Tuy nhiên, một số địa phương chưa hiểu hết về công nghệ nhưng thiếu sự tham gia của đội ngũ chuyên gia tư vấn nên rác thải vẫn không xử lý hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cũng cho rằng, Về chính sách, còn có một số còn chồng chéo, như Điều 118, Luật Đất đai và các quy định của Nghị định 69, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP điều chỉnh Nghị định 69 đều nói đất cho dự án môi trường là đất sạch, ưu tiên, nhưng một số địa phương vẫn thực hiện theo Luật Đất đai là phải đấu giá, làm cho địa phương lúng túng.

Tuy có vấn đề khúc mắc về công nghệ, chính sách, quản lý nhưng nếu chúng ta quyết tâm, có tư vấn tốt, có người đứng đầu chịu trách nhiệm chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân địa phương thì chắc chắn sẽ chọn được công nghệ xử lý rác thải tốt nhất.”- đại biểu Nguyễn Quang Huân nói.

Nguồn: Báo Đại biểu Nhân dân